Trình duyệt của bạn không hỗ trợ xem pdf. Vui lòng download file tại đây

 

Đỗ thị Tường Oanh

Từ khóa: Hypoxemia: Hạ oxy máu; Hypoxia: Hạ oxy mô; Hyperoxemia: Tăng oxy máu quá mức; Hypercapnia: Tăng CO2 máu

Hướng dẫn thực hành lâm sàng chính thức của Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ và Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (ATS-IDSA)

Joshua P. Metlay *, Grant W. Waterer *, Ann C. Long, Antonio Anzueto, Jan Brozek, Kristina Crothers, Laura A. Cooley, Nathan C. Dean, Michael J. Fine, Scott A. Flanders, Marie R. Griffin, Mark L. Metersky, Daniel M. Musher, Marcos I. Restrepo và Cynthia G. Whitney; thay mặt Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ và Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHÍNH THỨC NÀY ĐƯỢC PHÊ DUYỆT

ThS. BS. Đào Thị Mỹ Hà*

TÓM TẮT:

Tổng quan: Viêm phổi cộng đồng là một trong những bệnh lý thường gặp có tỉ lệ tử vong cao 29,3%. Điều trị cần định hướng theo nguyên nhân nhưng tỉ lệ phát hiện các tác nhân gây bệnh viêm phổi bằng phương pháp chẩn đoán hiện tại chỉ 30-40%. Real-time PCR có thể giúp cải thiện việc phát hiện các tác nhân gây bệnh.

Tóm tắt:

Viêm phổi do nấm chiếm một phần nhỏ trong viêm phổi và Candida là tác nhân thường gặp nhất gây nhiễm nấm xâm lấn, chiếm tỉ lệ 70-90%. Nấm có thể thường trú trong cơ thể mà không gây bệnh hoặc có thể là tác nhân gây bệnh thật sự, đặc biệt trên các cơ địa suy giảm miễn dịch. Mặc dù khởi đầu nhanh chóng điều trị kháng nấm thích hợp giúp kiểm soát nhiễm nấm Candida xâm lấn và cải thiện tiên lượng, tuy nhiên chẩn đoán sớm nhiễm nấm xâm lấn vẫn còn là thách thức và các tiêu chuẩn khởi đầu điều trị kháng nấm theo kinh nghiệm vẫn chưa được định nghĩa đầy đủ.

TÓM TẮT:

Đặt nội khí quản là kĩ thuật cơ bản trong hồi sức nội khoa. Bác sĩ lâm sàng cần nắm rõ chỉ định, quy trình kĩ thuật đặt nội khí quản, và các biến chứng có thể xảy ra đối với bệnh nhân đặt nội khí quản.

Chúng ta đều nhn thc được sliên kết không thtách ri gia thc hành y khoa và nhng tiến bkhoa hc. Nếu khong thi gian gia nhng khám phá sinh hc và ng dng ca chúng trong y khoa thường phi rt dài, khong cách này đôi khi có thể được rút ngn đáng kqua các dán nghiên cu gi là "tnh tiến", tkhoa hc cơ bn đến giường bnh. Chúng tôi đề nghvào đây để xem qua nhngkhám phá sinh hc chính được trao gii Nobel và các ng dng ca chúng trong lĩnh vc hô hp.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm và đề kháng in vitro vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Ðại học Y Dược TPHCM.

Phương pháp: 376 bệnh nhân với 184 nam và 192 nữ người lớn viêm phổi bệnh viện điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thời gian 10/2014 đến 11/2015, gồm 140 bệnh nhân có kết quả cấy đàm hay dịch rửa phế quản (BAL) tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm vi khuẩn và đề kháng in vitro vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.

Phương pháp: 234 bệnh nhân với 120 nam và 114 nữ người lớn viêm phổi cộng đồng điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thời gian 10/2014 đến 11/2015, gồm 81 bệnh nhân có kết quả cấy đàm hay dịch rửa phế quản (BAL) tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.

Tóm tắt

Tổng quan: Do các hạn chế khó có thể vượt qua được hiện nay trong kỹ thuật nuôi cấy mẫu đàm nên hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào tại Việt Nam cho biết phổ tác nhân vi sinh gây viêm phổi cộng đồng phải nhập viện. Chính vì vậy việc áp dụng kỹ thuật multiplex real-time PCR là rất cần thiết để giúp phá vở tình thế bế tắt này.

Abstract

A 42-year-old male patient with history of alcohol abuse presented at a district hospital with fever and right chest pain. With diagnosis of severe pneumonia, he was treated with broad-spectrum antibiotics for seven days, but his clinical status was instable. Therefore, he was transferred to a tertiary hospital. Here several differential diagnoses were investigated aggressively and systemically. The results of bronchoalveolar lavage (BAL) fluid cultures showed the presence of mutiple pathogens, including Extended-spectrum-Beta-lactamase (ESBL) producing Klebsiella pneumoniae, multidrug-resistant (MDR) Pseudomonas aeruginosa, and Candida albicans. The apporpriate antibiotics and antifungal argent were initiated coupled with the adjunctive corticosteroid therapy. Although this regimen for the alcoholic patient with multiple-pathogen-induced pneumonia has never been reported, we were successful with patient recovered uneventfully. We concluded that a nonresponding pneumonia in alcoholic patient could be caused by multiple pathogens, especially in patients with a prolonged hospital stay and the corticosteroid should be considered using in similar cases.

Tóm tắt:

Tụ cầu vàng kháng methicilline (Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus - MRSA) là một vấn đề y tế toàn cầu và là một thách thức trong điều trị. Hiện nay, MRSA đang gia tăng về tần suất và hiện hữu ở nhiều cơ sở y tế và cộng đồng. Một số chủng MRSA, đặc biệt có nguồn gốc từ cộng đồng (CA-MRSA) sản xuất độc tố Panton-Valentine leukocidin (PVL) liên quan với viêm phổi hoại tử tiến triển nhanh, thường ở những người trước đó khỏe mạnh. Chủng sinh PVL có thể trở nên ngày càng quan trọng khi các chủng CA-MRSA tiếp tục lan truyền vào môi trường bệnh viện.

Tóm tắt: 

Đặt vấn đề: u khí quản nguyên phát chủ yếu là bệnh lý ác tính, hay gặp là carcinoma (tế bào gai, tuyến). Bệnh gây chèn lấp khí quản đòi hỏi phải được phẫu thuật tái tạo khí quản đồng thời giải quyết bệnh lý ung thư của khí quản. Ở những khối u lớn dự báo sẽ mất đoạn khí quản lớn, việc tái tạo khí quản sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể thất bại ngay trong mổ, ngay sau mổ hoặc một thời gian sau mổ. Với thực tế hiện tại, chưa có vật liệu hay cơ quan thay thế khí quản, việc cân nhắc chỉ định, đường mổ, và kỹ thuật tái tạo khí quản góp phần quyết định kết quả phẫu thuật và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật. Nghiên cứu này đánh giá tính khả thi của phẫu thuật đối với loại bệnh này. 

Đặt vấn đề: Cắt thùy phổi có tạo hình khí phế quản (sleeve lobectomy) là phẫu thuật chỉ định cho những u phổi có xâm lấn khí phế quản ảnh hưởng tới đường dẫn khí tới những thuỳ lành còn lại. Đây là phẫu thuật thay thế cho phẫu thuật cắt toàn bộ phổi, cho kết quả tốt hơn, ít biến chứng hơn và cho chất lượng cuộc sống sau mổ tốt hơn.Các báo cáo về kỹ thuật này ở Việt nam còn ít. Chúng tôi xin báo cáo những những kinh nghiệm còn hạn chế của mình về vấn đề này.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát đề kháng in vitro vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Ðại học Y Dược TPHCM.

Phương pháp: 

234 bệnh nhân với 120 nam và 114 nữ người lớn viêm phổi cộng đồng điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thời gian 10/2014 đến 11/2015, gồm 81 bệnh nhân có kết quả cấy đàm hay dịch rửa phế quản (BAL) tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát đề kháng in vitro vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Ðại học Y Dược TPHCM.

Phương pháp: 376 bệnh nhân với 184 nam và 192 nữ người lớn viêm phổi bệnh viện điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thời gian 10/2014 đến 11/2015, gồm 140 bệnh nhân có kết quả cấy đàm hay dịch rửa phế quản (BAL) tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.

TÓM TẮT

Mục tiêu: So sánh các hệ thống thang điểm SMART-COP, ATS/IDSA 2007 và SCAP trong đánh giá VPCĐ nặng, tiên lượng nhu cầu hồi sức IRVS nhập HSTC ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng.

Phương pháp: Chúng tôi thu nhận 156 cas viêm phổi cộng đồng. Các hệ thống thang điểm được đánh giá lúc nhập viện và kèm với tiên đoán nhu cầu hồi sức hô hấp/sử dụng vận mạch (IRVS) và tử vong 30 ngày.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Ðại học Y Dược TPHCM.

Phương pháp: 376 bệnh nhân với 184 nam và 192 nữ người lớn viêm phổi bệnh viện điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thời gian 10/2014 đến 11/2015, gồm 140 bệnh nhân có kết quả cấy đàm hay dịch rửa phế quản (BAL) tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.

TÓM TẮT

Mục tiêu: So sánh các hệ thống CURB-65, pneumonia severity index và SMART-COP trong tiên đoán tử vong 30 ngày và nhu cầu hồi sức hô hấp/sử dụng vận mạch (IRVS) ở viêm phổi cộng đồng.

Phương pháp: Chúng tôi thu nhận 156 cas viêm phổi cộng đồng. Các hệ thống thang điểm được đánh giá lúc nhập viện và kèm với tiên đoán tử vong 30 ngày và nhu cầu hồi sức hô hấp/sử dụng vận mạch (IRVS).

Abstract

Objectives: The 2011 official statement of idiopathic pulmonary fibrosis (IPF) mentions that the extent of honeycombing and the worsening of fibrosis on high-resolution computed tomography (HRCT) in IPF are associated with the increased risk of mortality. However, there are few reports about the quantitative computed tomography (CT) analysis of honeycombing area. In this study, we first proposed a computer-aided method for quantitative CT analysis of honeycombing area in patients with IPF. We then evaluated the correlations between honeycombing area measured by the proposed method with that estimated by radiologists or with parameters of PFTs.

1. MỞ ĐẦU

Viêm phổi hoại tử (VPHT) là một thể nặng của bệnh lý phổi với sự hình thành của các hang nhỏ, áp-xe nhỏ (<2cm) trong nhu mô phổi, thường không kèm theo tổn thương màng phổi đáng kể.

VPHT đã được biết đến từ lâu trong lịch sử và là nguyên nhân quan trọng ở trẻ em lẫn người lớn trước đây. Bệnh cảnh lâm sàng của VPHT đã được Hippocrates mô tả đầu tiên, sau đó Laennec mô tả chi tiết vào năm 1826.

TÓM TẮT

Mở đầu: viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy do vi khuẩn gram âm đa kháng, trong đó K.pneumoniae là một trong những tác nhân quan trọng, đang gia tăng nhanh chóng, làm tăng tỉ lệ tử vong và thời gian nằm viện cũng như tăng giá thành điều trị. Xác định MIC90 của các kháng sinh sử dụng điều trị hiện nay có vai trò quan trọng trong đánh giá sự nhậy cảm kháng sinh của các tác nhân nầy cũng như tiên đoán hiệu quả của chúng được sử dụng trên lâm sàng.

TÓM TẮT:

Mở đầu: Đa kháng kháng sinh tại khoa ICU là một vấn đề toàn cầu, đặc biệt là các nước Á Châu, kể cả Việt Nam. Pseudomonas aeruginosa là tác nhân gây VPTM thường găp và cũng là tác nhân gây đa kháng và đề kháng rộng. Viêm phổi thở máy được định nghĩa như là viêm nhu mô phổi xảy ra 48 giờ sau khi thở máy qua nội khí quản hoặc qua khai khí quản.

Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa gây viêm phổi thở máy và các yếu tố nguy cơ.

Tóm tắt: Xác định Nồng độ ức chế tối thiểu MIC90 của meropenem, impenem và vancomycin trên vi khuẩn gây viêm phổi tại bệnh viện Chợ Rẫy

TÓM TẮT:

Mở đầu: đề kháng kháng sinh là một thách thức toàn cầu trong đó có Việt Nam. Viêm phổi thở máy là viêm nhu mô phổi xảy ra sau 2 ngày theo lịch của thở máy qua nội khí quản hoặc qua khai khí quản.

Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỉ lệ đề kháng kháng sinh của K. Pneumoniae gây viêm phổi thở máy và các yếu tố nguy cơ.

TÓM TẮT

Mở đầu: Pseudomonas aeruginosa & Acinetobacter baumannii gây viêm phổi bệnh viện(VPBV) đặc biệt là viêm phổi thở máy(VPTM) được đặc biệt chú ý gần đây vì tình trạng đề kháng Carbapenem rất đáng báo động và tử vong cao. Yêu cầu nghiên cứu mức độ kháng Carbapenem về kiểu hình kháng thuốc cũng như kiểu gen của các tác nhân này đã được đặt ra.

Tóm tắt

Mở đầu: Bệnh thuyên tắc huyết khối (BTTHK) làm tăng bệnh suất và tử suất bệnh nhân ung thư. Tuy vậy, BTTHK vẫn chưa được chẩn đoán và điều trị đúng mực. Heparin trọng lượng phân tử thấp liên tục trong 3 tháng đầu chưa sẵn có cho việc điều trị BTTHK trên bệnh nhân ung thư tại Việt Nam.

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng các trường hợp BTTHK tái phát khi đang điều trị kháng đông kháng vitamin K.

Allergic Bronchopulmonary Aspergillosis (ABPA) can be diagnosed in an asthmatic with suitable radiologic and immunological features. However ABPA is likely to be misdiagnosed with bacterial pneumonia. Here we report a case of ABPA masquerading as recurrent bacterial pneumonia. Treatment with high-dose inhaled corticosteroids was effective. To our best knowledge, this is the first reported case of ABPA in Vietnam.

Abstract

Boerhaave’s syndrome is a rare and severe condition with high mortality partly because of its atypical presentation resulting in delayed diagnosis and management. Diagnostic clues play an important role in the approach to this syndrome. Here, we report a 48 year-old male patient hospitalized with fever and left chest pain radiating into the interscapular area. Two chest radiographs undertaken 22 h apart showed a rapidly developing tension hydropneumothorax.

Pulmonary function testing has been a well-known and relatively accessible test for all specialists in respirology for more than half a century. Since the beginning of the 21st century, recent breakthroughs in molecular biology and high throughput gene analysis technologies have progressively led us to a new and exciting era of modern personalized medicine. Yet, lung function testing still keeps its value as a practical, easily performed and most valuable tool helping respiratory physicians to better characterize patients’ phenotypes based on individual respiratory function, that now includes quantitative and qualitative assessment of breath. In this short review, we will attempt to briefly summarize the most recent developments in this field.

Abstract. Malignant pleural mesothelioma (MPM) is associated with a history of heavy, long‐term exposure to asbestos. However, MPM may also be associated with simian virus 40 (SV40), a polyomavirus. The association between SV40 and MPM remains unclear. The present study was conducted in order to investigate the proportion of SV40 presence in the histological specimens of Vietnamese patients with MPM. Histological specimens were obtained from 45 patients (19 men and 26 women) with MPM at the Pham Ngoc Thach Hospital in Ho Chi Minh City, Vietnam. The specimens were processed and examined in order to detect the presence of the SV40 large T antigen (SV40 Tag) expression using immuno-histochemistry. Of the 45 patients, 23 (51%) were epithelioid, 7 (16%) were biphasic, 6 (13%) were sarcomatoid, 4 (9%) were desmoplastic, 4 (9%) were well‐differentiated papillary and 1 (2%) was the anaplastic subtype. In total, 9/45 patients (20%) demonstrated SV40 Tag expression. The proportion of patients that demonstrated SV40 Tag expression was not significantly different between the epithelioid subtype and the other subtypes (22 vs. 18%; P=1.000) or between the patients with stage IV disease and other stages (20 vs. 20%; P=1.000). The median survival time was not significantly different between the patients with or without SV40 Tag expression (196 vs. 236 days, P=0.8949). In summary, a 5th of the Vietnamese patients with MPM were associated with infection with SV40. SV40 may be a potential cause of MPM in Vietnam and this potential association requires additional studies.

Tóm tắt

Colistin là kháng sinh thuộc nhóm polymyxin được phát hiện vào cuối những năm 1940 với mục tiêu điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gram âm. Sau vài năm có mặt trên lâm sàng, Colistin dần được sử dụng ít hơn do nhiều báo cáo về độc tính thận và thần kinh quan trọng. Tuy nhiên gần đây, kháng sinh này đã trở lại với vai trò là lựa chọn điều trị cuối cùng đối với những vi khuẩn đa kháng như Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter baumannii, và Klebsiella pneumoniae. Do tỉ lệ mắc và tử vong cao liên quan những vi khuẩn gram âm này, nhu cầu đối với kháng sinh bao phủ được nhóm vi khuẩn này tăng lên đã khiến colistin trở thành lựa chọn điều trị quan trọng. Nhưng đáng buồn thay, sự đề kháng colistin đã được ghi nhận ở cả ba loại vi khuẩn trên trong những báo cáo trường hợp. Mặc dù cơ chế chính xác gây ra kháng colistin vẫn chưa được xác định, nhưng có giả thiết cho rằng hệ thống điều hòa gen PmrA-PmrB và PhoP-PhoQ đóng vai trò trong sự đề kháng colistin.

Nitric oxide (NO) là một chất khí và là một chất dẫn truyền thông tin phổ biến trong và giữa các tế bào với nhiều vai trò sinh lý. Vì sự tổng hợp NO tăng lên khi có đáp ứng viêm của cơ thể nên NO có thể sử dụng như là chất đánh dấu thay thế cho viêm cấp và / hoặc mạn tính. Việc đo lường phân suất nồng độ NO trong khí thở ra (FeNO) nhằm phát hiện viêm đường dẫn khí, từ đó cải thiện chẩn đoán hen bằng cách định rõ đặc điểm bệnh nhân hen có viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan. Sử dụng FeNO cải thiện kiểm soát bệnh hen bằng cách điều trị trúng đích. Phương pháp đo FeNO đang được xem như là một phương tiện đánh giá chức năng hô hấp mới, dễ sử dụng, và có thể đo lặp lại nhiều lần. Việc đo NO trong khí thở ra là phép đo duy nhất cho phép (1) phát hiện, (2) định lượng và (3) theo dõi sự thay đổi các quá trình viêm trong suốt tiến trình của nhiều bệnh lý hô hấp khác nhau, trong đó bao gồm bệnh hen thể nhạy corticoid.

SUMMARY

Viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) hiện nay vẫn còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu trong mô hình bệnh tật và tử vong. Đã có rất nhiều tài liệu hướng dẫn (guideline) được chấp nhận và áp dụng. Tuy nhiên, cũng còn nhiều khoảng trống mà chúng ta chưa biết một cách rõ ràng. Bài viết này điểm lại những vấn đề có liên quan tới vi khuẩn gây bệnh thông thường, đặc tính kháng thuốc và các đề xuất trị liệu kháng sinh hiện nay. Trên cơ sở này tác giả cũng sẽ đề cập tới những vẫn đề còn chưa sáng tỏ, cần làm rõ trong VPCĐ.

Tóm tắt:

Căng phồng phổi quá mức (CPPQM) thông thường được hiểu như là hiện tượng tăng một cách bất thường dung tích cặn chức năng (FRC), tức là tăng thể tích phổi cuối thì thở ra bình thường. Tình trạng này có thể do nhiều yếu tố tham gia và đây là rối loạn chính trong sinh lý bệnh học COPD. Hậu quả lâm sàng quan trọng của CPPQM là làm cho rối loạn vận động thành ngực, giảm chức năng hoạt động cơ hô hấp hít vào, tăng tiêu thụ oxy cho hoạt động hô hấp, tăng khả năng làm tăng CO2 máu, giảm gắng sức và tăng khó thở. Hiểu được bản chất của tình trạng bệnh lý này sẽ giúp có những tác động điều trị hiệu quả.

Mở đầu: Thuyên tắc phổi (TTP) dầu là bệnh thường gặp trên thế giới hiện vẫn được coi là hiếm gặp tại Việt Nam. Một trong những nguyên nhân khả dĩ là thuyên tắc phổi là một bệnh lý chẩn đoán khó vì vậy thường bị bỏ sót hoặc chẩn đoán trễ tại Việt Nam. Là một trong những xét nghiệm cơ bản trong tiếp cận chẩn đoán các bệnh nhân có nghi ngờ thuyên tắc phổi, điện tâm đồ có thể giúp ích phát hiện hoặc loại trừ TTP.

Mục tiêu: Xác định liệu các bất thường điện tâm đồ hoặc kết hợp của chúng có giúp cải thiện việc chẩn đoán thuyên tắc phổi.

Mở đầu: Là một trong những xét nghiệm cơ bản trong tiếp cận chẩn đoán các bệnh nhân có nghi ngờ thuyên tắc phổi, nghiên cứu thêm X quang lồng ngực có thể giúp cải thiện chẩn đoán thuyên tắc phổi (TTP).

Mục tiêu: Xác định liệu các bất thường X quang đơn lẻ kinh điển và các phối hợp của chúng có giúp chẩn đoán xác định hoặc loại trừ thuyên tắc phổi.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 68 trong 197 bệnh nhân nghi ngờ thuyên tắc phổi tại khoa Phổi và khoa Tim mạch, BV Chợ Rẫy từ 8/2007 đến 10/2010, được phát hiện TTP bằng chụp mạch máu phổi cắt lớp. Các biểu hiện X quang ngực (XQN) được phân tích để tìm độ nhạy, độ chuyên; tỷ số khả dĩ dương LR(+), tỷ số khả dĩ âm LR(-) ở toàn bộ bệnh nhân và các bệnh nhân không bệnh tim phổi trước.

Mục tiêu: Nghiên cứu tính khả thi, hiệu quả và an toàn của việc sử dụng kim Trucut sinh thiết xuyên thành ngực trong chẩn đoán u phổi với kết quả nội soi phế quản sinh thiết âm tính.

Phương pháp và đối tượng: Tại một khoa Phổi, BV đa khoa tuyến cuối; 16 bệnh nhân u phổi với kết quả nội soi phế quản sinh thiết âm tính được tiến hành sinh thiết xuyên ngực sử dụng kim Trucut số 14, 20cm. Đa số bệnh nhân được thực hiện dưới hướng dẫn CT.

Cơ sở: Etoposide + cisplatien được coi là phác đồ chuẩn điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ (UTPTBN) giai đọan làn tràn. Vai trò của irinotecan đối với lọai un thư ở giai đạon này đang được nghiên cứu.

Mục tiêu: Nghiên cứu tính khả thi, hiệu quả và an tòan của phác đồ irinotecan + cisplatin trên các bệnh nhân ung thư phổi hkông tế bào nhỏ giai đọan lan tràn

Phương pháp và đối tượng: Tại một khoa Phổi, BV đa khoa tuyến cuối; 2 bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đọan lan tràn đã được điều trị bước đầu bằng cisplatine + irinotecan. Phác đồ sử dụng cisplatine 60mg/m2 N1 và irinotecan 60mg/m2 N1, N8 trong chu kỳ 21 ngày cho tới 6 chu kỳ.

Đặt vấn đề: Được coi là một bệnh hiếm ở Việt nam, thuyên tắc phổi ít được phát hiện như năm rồi  2003 ở một bệnh viện tuyến cuối miền Nam Việt Nam.  

Mục tiêu nghiên cưú: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, bệnh cảnh lâm sàng thường gặp  thuyên tắc phổi.  

Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các trường hợp lâm sàng và so sánh y văn qua đó bàn luận về  vai trò các yếu tố lâm sàng cận lâm sàng trong chẩn đoán thuyên tắc phồi.  

Mở đầu: Sinh thiết phổi xuyên phế quản (STPXPQ) là kỹ thuật giúp đạt được chẩn đoán bản chất các tổn thương phổi dạng u ở ngoại biên (bao gồm nốt phổi đơn độc và khối u không có sang thương nhìn thấy khi soi phế quản ống mềm).

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của STPXPQ dưới hướng dẫn X quang trong chẩn đoán ung thư phế quản nguyên phát (UTPQ) ở ngoại biên.

Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu trên 62 bệnh nhân được xác định có nốt phổi đơn độc và khối u trên phim chẩn đoán hình ảnh được thực hiện STPXPQ.

Đặt vấn đề: Erlotinib giúp kéo dài hơn thời gian sống thêm ở bn ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa.

Mục tiêu: Nghiên cứu hiệu quả và an tòan erlotinib trên các bệnh nhân Việt Nam mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa.

Phương pháp và đối tượng: Các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa (IIIB và IV) được điều trị bằng erlotinib tại khoa Phổi Bv Chợ rẫy từ 12/2007 đến 9/2011 như là một điều trị (1) bước hai hoặc ba và (2) bước một chỉ khi bn không thể điều trị theo quy ước (hóa trị).

Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng cao, thời gian sống thêm không tiến triển bệnh kéo dài trên cả hai nhóm bệnh nhân bước hai/ba và bước một. Ngoài các BN có giải phẫu bệnh carcinôm tuyến, các BN tế bào gai vẫn có đáp ứng với điều trị. Tác dụng phụ thường gặp nhất là tiêu chảy và mụn; hiếm khi có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Cơ sở: Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa là một bệnh lý có tiên lượng xấu nhưng từ khi có hóa trị thời gian sống còn đã được kéo dài đáng kể. Các liệu pháp nhắm trúng đích sử dụng bevacizumab và erlotinib giúp kéo dài hơn nữa thời gian sống thêm và vì vậy mới đây đươc công nhận trong điều trị các bệnh nhân giai đọan này.

Mục tiêu: Nghiên cứu tính khả thi, hiệu quả và an tòan của bevacizumab và erlotinib trên các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa

Mở đầu: Thuyên tắc phổi (TTP) là bệnh khó chẩn đoán. Tiếp cận chẩn đoán TTP thường cần xác định xác suất mắc TTP lâm sàng tiền test, d-dimer và chụp cắt lớp xoắn ốc. Các thang dự đoán xác suất mắc TTP lâm sàng tiền test của Wells và Geneva ít được nghiên cứu ở Việt Nam.

Mục tiêu: Xác định hiệu quả chẩn đoán TTP của các thang dự đoán xác suất mắc TTP lâm sàng tiền test theo Wells và Geneva.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 68 trong 197 bệnh nhân nghi ngờ TTP tại khoa Phổi và khoa Tim mạch, BV Chợ Rẫy từ 8/2007 đến 10/2010, được phát hiện TTP bằng chụp mạch máu phổi cắt lớp. Các thang Wells và Geneva được tính điểm hồi cứu.

Cơ sở: CT scan xoắn ốc được sử dụng như một phương tiện chẩn đoán nòng cốt cho thuyên tắc phổi trên thế giới và mới đây (2003) tại BV Chợ Rẫy.

Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi, hiệu quả, an toàn và ưu khuyết điểm của việc ứng dụng CT scan xoắn ốc trong chẩn đoán thuyên tắc phổi.

Phương pháp: Ba mươi lăm trường hợp nghi ngờ thuyên tắc phổi, tiếp cận theo một phác đồ chẩn đoán thống nhất với CT scan xoắn ốc là xét nghiệm nòng cốt, được báo cáo.

Viêm phổi mắc phải trong bệnh viện (VPBV), Viêm phổi liên quan thở máy (VPTM) và viêm phổi kết hợp với chăm sóc y tế (VPCSYT) do vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng nhanh chóng gây khó khăn trong điều trị kháng sinh ban đầu, làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị [1]

Ung thư phổi không tế bào nhỏ là ung thư thường gặp tại VN cũng như trên thế giới, là một trong những ung thư gây tử vong hàng đầu hiện nay. Đa số bệnh nhân được phát hiện trong giai đoạn rất muộn và tiên lượng xấu.

Việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả ung thư phổi là mục đích chính yếu của người làm chuyên ngành hô hấp nhằm giúp bệnh nhân ung thư phổi sống lâu hơn.

Nội soi phế quản hiện nay có thể phát hiện sớm ung thư phổi sớm kể cả dạng tại chỗ (stage 0) thậm chí những tổn thương loạn sản tiền xâm lấn.

Nhiều phương tiện điều trị có hiệu quả như đốt điện, laser...  đã được áp dụng ngày càng nhiều và đã giúp cải thiện sống còn và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Xơ phổi (pulmonary fibrosis) mô tả một nhóm bệnh phổi trong đó việc thành phế nang dày lên do hóa sẹo có thể gây ra ho, khó thở, mệt mỏi và làm giảm nồng độ oxy trong máu. Xơ phổi có thể do một kích thích phổi xác định được, nhưng trong nhiều trường hợp nguyên nhân không rõ. Những trường hợp nguyên nhân gây ra xơ phổi không rõ được chẩn đoán là xơ phổi vô căn (idiopathic pulmonary fibrosis).

Xét nghiệm đúng hơn 80% trong nhận ra các nốt ung thư, nhưng độ chính xác vẫn cần được cải thiện. 

15.01.2015 Chương trình trợ giúp y tế cho người trên 65 tuổi hoặc tàn tật nặng ở Mỹ mới đây cho biết sẽ sớm chi trả chụp cắt lớp để kiểm tra những người hút thuốc đã lâu để phát hiện sớm ung thư phổi và các kiểu chụp cắt lớp này đang ngày càng phổ biến.

Khó thở để chỉ sự khó chịu hoặc khó khăn khi hít thở. Người bệnh mô tả cảm giác khó thở theo nhiều cách khác nhau. Họ có thể dùng chữ ‘thở hụt hơi’, ‘thắt ngực’, ‘không lấy đủ hơi’,… Khó thở có thể gây khó chịu và đôi khi làm bệnh nhân kinh hãi, nhưng khó thở không làm tổn hại phổi. Hãy nói chuyện với thầy thuốc để họ có thể giúp chẩn đoán và giúp tìm cách điều trị hiệu quả cho bạn.