Nguyễn Hồ Lam1,2, Nguyễn Thành Nam2, Lê Thượng Vũ1,2, Nguyễn Như Vinh1,2, Lê Thị Tuyết Lan1,2

1Khoa thăm dò chức năng, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

2Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Điều trị xuống thang cho bệnh nhân hen nhẹ được kiểm soát tốt là một thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng. Một chiến lược xuống thang sử dụng corticosteroid dạng hít liều thấp – dùng ngắt quãng đều đặn đã được áp dụng tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (UMC), được gọi là chiến lược “UMC”.

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của chiến lược xuống thang “UMC” ở bệnh nhân hen nhẹ kiểm soát tốt.

ABSTRACT

Background: Stepping down treatment for well-controlled mild asthma is challenging to clinicians. The step-down strategy using regularly-intermittent low-dose inhaled corticosteroid has been applied at the University Medical Center (UMC) of Ho Chi Minh City, called as “UMC” approach.

Objective: This study aimed to evaluate the efficiency of UMC step-down strategy in well-controlled mild asthma.

Methods: A real-world retrospective descriptive study was conducted at UMC from 2009 to 2018. All asthmatic patients (age ≥ 12) who received step-down therapy using this UMC approach were evaluated.

Results: Among 2,072 asthma patients to be treated with UMC step-down strategy, only 112 subjects were eligible. The median age was 38.5 years and female was 62.5%. Most patients at their initial presentation were indicated step 4 treatment (87.5%). The controller medications before initiation of UMC treatment included fluticasone propionate 125 μg once-daily, salmeterol/fluticasone propionate 25/125 μg once-daily, and formoterol/budesonide 4.5/160μg once-daily. After being treated with the UMC approach, the rates of well-controlled asthma ranged from 67.6% to 91.1%. During 1 year with UMC treatment, pulmonary function remained stable and only 7 subjects (6.3%) developed exacerbation.

Conclusion: The UMC step-down treatment for well-controlled mild asthma was relatively efficient in maintaining asthma control, stabilization of pulmonary function, and reducing risk of severe exacerbation.

Keywords: Asthma; Budesonide; Fluticasone propionate; Formoterol; Salmeterol

Attachments:
Download this file (9996APA_apa-11-e9.pdf)9996APA_apa-11-e9.pdf

Ngô Nguyễn Hải Thanh
Trần Văn Ngọc

TÓM TẮT

Mở đầu: Corticoid dạng hít (ICS) là điều trị nền tảng trong hen. Tuy nhiên, vẫn còn 10 – 15% bệnh nhân hen kiểm soát kém dù đã được điều trị tối ưu. Mối liên quan giữa đa hình rs37972 trên gen GLCCI1 và đáp ứng với corticoid hít ở bệnh nhân hen da trắng đã được báo cáo.

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa đa hình rs37972 trên gen GLCCI1 và đáp ứng với corticoid hít ở bệnh nhân hen Việt Nam.

Hen là bệnh lý mạn tính thường gặp ở trẻ em và người lớn. Chẩn đoán hen trong đa số trường  hợp không mấy khó khăn. Tuy nhiên, ở trẻ nhũ nhi chẩn đoán hen thật sự là một thách thức đối  với người thầy thuốc lâm sàng. Việc chẩn đoán đúng, không quá lạm dụng cũng nhưng không bỏ sót, sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ của thuốc gây ra cho trẻ nhỏ. Trong chuyên ngành nhi khoa, hen ở trẻ nhũ nhi là vấn đề thường gặp trên thực hành lâm sàng nhưng vẫn còn nhiều bàn cãi, bất cập trong chẩn đoán, xử trí do chưa có khuyến cáo và đồng thuận phù hợp.

Tóm tắt

Hen và thai kỳ có thể tác động qua lại lẫn nhau qua nhiều cơ chế sinh bệnh học khác nhau. Khi mang thai, 1/3 trường hợp hen sẽ nặng hơn, 1/3 trường hợp hen nhẹ hơn và 1/3 trường hợp hen sẽ không thay so với trước khi có thai. Những trường hợp bệnh trở nặng hơn hay xảy ra vào tháng thứ 6, 7 của thai kỳ và thường nhẹ dần vào những tuần lễ cuối và cơn hen cấp hiếm khi xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Hen sẽ tác động xấu đến sức khoẻ cả mẹ lẫn con nếu như không được kiểm soát tốt. Các nguy cơ ở mẹ như tiền sản giật, xuất huyết âm đạo bất thường hay làm tăng tình trạng nôn nghén. Các nguy cơ đối với thai nhi gồm chậm phát triển bào thai, sinh non, sinh nhẹ ký hoặc tăng tử vong chu sinh.

Tóm tắt:

Đo nồng độ NO trong khí thở ra (FeNO: fraction of exhaled nitric oxide) là một xét nghiệm đã được chuẩn hóa, đơn giản, nhanh, không xâm lấn và có độ tin cậy cao; giúp nhận dạng và theo dõi diễn tiến viêm tăng bạch cầu ái toan ở bệnh nhân hen. FeNO đáp ứng nhu cầu cá thể hóa điều trị hen. Những nhóm bệnh nhân hen nhất định sẽ hưởng lợi từ xét nghiệm FeNO do nó hỗ trợ cho chức năng hô hấp trong chẩn đoán hen, dự báo đáp ứng với điều trị kháng viêm, hướng dẫn điều chỉnh điều trị kháng viêm, kiểm chứng tuân thủ điều trị và dự báo đợt cấp sắp xảy ra.

TÓM TẮT

Hen nặng chỉ chiếm 5 – 15% dân số bệnh nhân hen [1] nhưng tiêu tốn đến 40% tổng chi phí điều trị [2]. Hen nặng hay “kháng trị” là hen không đạt hoặc chỉ đạt được kiểm soát với corticoid đường hít (ICS) liều cao kết hợp một thuốc kiểm soát khác kể cả corticoid đường toàn thân (OCS), trong bối cảnh các bệnh đi kèm hen đã được nhận diện và xử trí hiệu quả [3]. GINA 2016 đưa ra chiến lược điều trị hen đã được chứng minh là xử trí được đa số các ca hen trong cộng đồng tại tuyến y tế cơ sở [4]. Tuy nhiên, chiến lược này chưa đủ để xử trí hen nặng. Hen nặng cần phải được xử trí tại tuyến y tế chuyên khoa theo cách tiếp cận cá thể hóa [4]. Tiếp cận thực hành xử trí hen nặng khởi đầu bằng việc chẩn đoán xác định hen nặng bằng cách loại trừ các trường hợp hen “giả” và hen “khó trị” [3]; kế tiếp là chẩn đoán kiểu hình cụ thể cho từng trường hợp hen nặng và điều trị cho từng kiểu hình với các thuốc đã được chứng minh là có hiệu quả tương ứng từng kiểu hình cụ thể.

Attachments:
Download this file (TiepCanHenNang.pdf)TiepCanHenNang.pdf

TÓM TẮT

Nitric oxide (NO) vừa là một chất khí vừa là một phân tử rất phổ biến trong tất cả các loài động vật, với khả năng dẫn truyền thông tin giữa các tế bào của gần hết các bộ phận trên cơ thể con người. Vì sự tổng hợp NO tăng lên khi có đáp ứng viêm của cơ thể nên NO có thể sử dụng như là chất đánh dấu thay thế cho viêm cấp và / hoặc mạn tính. Việc đo lường phân suất nồng độ NO trong khí thở ra (FeNO) nhằm phát hiện viêm đường dẫn khí, từ đó cải thiện chẩn đoán hen bằng cách định rõ đặc điểm bệnh nhân hen có viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan. Sử dụng FeNO cải thiện kiểm soát bệnh hen bằng cách điều trị trúng đích.

1. Hồi chuông cảnh báo

Why asthma still kills” [1] là báo cáo của National Review of Asthma Deaths (NRAD) ấn bản tháng 5-2014. Đây là một cuộc điều tra bí mật nhằm tìm cách hiểu được tình huống xung quanh những cái chết do hen ở Anh quốc và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện chăm sóc giảm tử vong do hen. Đây là cuộc điều tra quốc gia đầu tiên về tử vong do hen suyễn ở Anh quốc và là nghiên cứu lớn nhất trên toàn thế giới cho đến nay. 174 chuyên gia giám định lâm sàng sau khi phân tích dữ liệu của 195 người được cho là đã chết vì hen trong thời gian từ 1/2/2012 đến 30/1/2013 tại Anh quốc đã đúc kết những phát hiện và khuyến nghị then chốt.

Ý nghĩa

Hen là một trong những bệnh mạn tính thường gặp nhất với trên 300 triệu người mắc trên thế giới và tần suất mắc hen có khuynh hướng ngày càng tăng. Bệnh tim mạch là nguyên nhân đứng đầu gây tử vong trên thế giới. Chính vì vậy, xem xét mối quan hệ giữa hen và bệnh tim mạch sẽ có ý nghĩa rất lớn trong chăm sóc bệnh nhân hen.

Yếu tố nguy cơ chung

Các chất gây ô nhiễm không khí bao gồm cả khói thuốc lá và nitrogen dioxide (NO2) đã được chứng minh là làm tăng bệnh tim mạch và đồng thời ảnh hưởng xấu đến hen.

Implementation of GINA guidelines in Ho Chi Minh City: a model for Viet Nam.

Setting: The Global Initiative for Asthma (GINA) guidelines have not been implemented effectively in primary care settings in Viet Nam.

Objectives: To estimate the proportion of patients with controlled asthma and the direct health care costs of managing asthma according to GINA guidelines at four out-patient clinics in Ho Chi Minh City (HCMC), Viet Nam.

Methods: One hundred and six patients with asthma were treated and followed up according to GINA guidelines for 12 months. Clinical and pulmonary function responses and direct health care costs were evaluated every 3 months during the study.

1. Suyễn nặng là gì?

Suyễn nặng (severe asthma) là nhóm bệnh suyễn mới được xác định vào đầu những năm 2000. Hướng dẫn ERS/ATS định nghĩa suyễn nặng là suyễn cần phải sử dụng hai loại thuốc kiểm soát, thay vì một như thông thường, hoặc là suyễn vẫn tiếp tục không kiểm soát dù sử dụng thuốc mức độ cao như vậy.

Kính gửi các Thầy Cô, các Anh Chị và các Bạn đồng nghiệp tham khảo 1 bài tổng quan viết rất công phu và đầy đủ, dài 46 trang, với 268 tài liệu tham khảo về Hen phế quản của TS. BS. Nguyễn Văn Thành, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ. Rất cám ơn TS. BS. Nguyễn Văn Thành đã có nhã ý chia sẻ cho Hội Hô hấp TP. Hồ Chí Minh và các Hội viên tài liệu tham khảo hết sức quý giá này.

Ngày 04/12/2009, Bộ Y tế đã có Quyết định số 4776/QĐ-BYT về việc ban hành kèm "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hen phế quản" với các nội dung

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen người lớn

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em và phụ lục.

Xin giới thiệu Quý Thầy Cô và các Bạn đồng nghiệp Hướng dẫn điều trị Hen trong thai kỳ của NIH-NHLBI 2004

Xin giới thiệu Quý Thầy Cô và các Bạn đồng nghiệp Hướng dẫn về Hen của Hội Lồng Ngực Anh quốc (British Thoracic Society) năm 2009