Tình hình hút thuốc lá trên thế giới và trong nước

Theo các số liệu của Tổ chức Y Tế Thế giới, có khoảng 1/3 dân số toàn cầu, tức là khoảng 1.1 tỉ người hút thuốc lá, trong đó có 200 triệu người là phụ nữ. Tính riêng theo giới tính, có 47% nam giới và 12% nữ giới trên toàn thế giới hút thuốc lá. Tỉ lệ này có thay đổi ít nhiều theo từng nước: Ở các nước đang phát triển, 40 đến 70% nam giới hút thuốc lá trong khi chỉ có 2 đến 10% nữ hút thuốc; còn ở các nước phát triển, nam giới hút thuốc lá 30 đến 40%.

Người hút thuốc lá

Ở các nước phát triển

Ở các nước đang phát triển

Nam

30 – 40%

40 – 70%

Nữ

20 – 40%

2 – 10%

(WHO Tổ chức Sức khỏe Thế Giới 1990)

Hàng năm, trên toàn thế giới có khoảng 5 triệu trường hợp tử vong do các bệnh có liên quan đến thuốc lá, tức là thuốc lá giết chết xấp xỉ 10000 người mỗi ngày, tương đương với 10 máy bay loại lớn chở khách bị tai nạn mỗi ngày hay nói cách khác cứ mỗi 8 giây có một người chết do thuốc lá... Ước tính đến năm 2030, số người tử vong hàng năm do các bệnh liên quan với thuốc lá sẽ tăng lên 10 triệu người, nhiều hơn cả các trường hợp tử vong do nhiễm HIV, bệnh lao, tai nạn giao thông, tự tử và giết người cộng lại.

Cứ 2 người hút thuốc lá thì sẽ có 1 người chết vì những bệnh có liên quan đến thuốc lá, trong đó 50% chết ở tuổi trung niên và giảm đi 20 năm tuổi thọ. Mặc dù hiện nay số thuốc lá tiêu thụ hàng ngày ở các nước đang phát triển ít hơn ở các nước phát triển, nhưng con số này đang tăng lên đều đặn và nhanh chóng.

Tại Việt Nam, có 47,4 % nam giới và 1,4% nữ giới hút thuốc lá theo thống kê của Chương trình điều tra tỷ lệ hút thuốc lá trên người trưởng thành toàn cầu GATS năm 2010. Ở thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 – 24, có 26% các cô cậu này đã làm quen với khói thuốc. Ở người lớn, trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán bộ y tế hút thuốc lá. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là vào khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá.

Khói thuốc lá và các độc chất

Khói thuốc lá tạo ra do sự đốt cháy không hoàn toàn các sợi thuốc lá. Khói thuốc là hỗn hợp của hai thành phần:

- Luồng khói chính xuất phát từ đầu ngậm của điếu thuốc mỗi khi người hút rít một hơi thuốc rồi sảng khoái thở ra không gian.

- Luồng khói phụ thoát ra từ đầu điếu thuốc đang âm ỉ cháy giữa các lần rít thuốc hoặc từ các mẩu thuốc đang cháy dở bị vứt đi.

Khói thuốc lá chứa trên 7000 chất khác nhau, trong đó có 69 chất gây ung thư, ngoài ra còn có các hoạt chất gây nghiện, gây độc tế bào, gây đột biến gen…Một người hút thuốc lá 1 gói mỗi ngày sẽ phải hít khói thuốc lá hơn 70000 lần trong 1 năm, và vì vậy niêm mạc miệng, mũi, họng và khí quản, phế quản sẽ phải tiếp xúc trường diễn với khói thuốc lá. Một số hoạt chất của khói thuốc lá tác động trực tiếp trên niêm mạc còn phần lớn còn lại được hấp thu vào máu hay hòa tan vào nước bọt rồi được nuốt vào. So với luồng khói chính, luồng khói phụ chứa nhựa thuốc và nicotine hai lần nhiều hơn; chứa chất gây ung thư ba lần nhiều hơn, chứa khí CO năm lần nhiều hơn và khí amnonia năm mươi lần nhiều hơn. Hai phần ba số khói từ đầu điếu thuốc đang cháy (luồng khói phụ) sẽ lan tỏa ra môi trường chứ không vào phổi người hút và gây ra bệnh cho người xung quanh (còn gọi là hút thuốc lá thụ động).

Sau đây là một số tác nhân có ảnh hưởng xấu nhất:

1 - Nicotine: trong một điếu thuốc có chứa khoảng 1 – 3 mg nicotine, đây chính là hóa chất gây nghiện, hút vài lần là nó bắt ta hút tiếp vì tác dụng kích thích ban đầu

của hóa chất. Sau khi hít khói thuốc vào, nicotine đi thẳng lên não tạo cho ta cảm giác sảng khoái ngaén haïn nhờ tác động hưng phấn thần kinh. Nicotine cịn giúp tỉnh táo, tăng cường trí nhớ, gia tăng sự minh mẫn và khéo léo, giảm bớt buồn chán và giảm stress. Nhưng dùng lâu thì nicotine khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp, vị giác tê liệt, tâm trạng thẫn thờ, đờ đẫn.

2 - Carbon monoxide

Đây là loại khí không mùi, không mầu, có tác dụng xấu là chiếm chỗ của khí oxy khi kết hợp với hồng huyết cầu trong máu làm cho cơ thể bị thiếu dưỡng khí. Chỉ với lượng rất nhỏ nhưng liên tục tác dụng trong thời gian lâu, khí này cũng đưa tới bệnh tim mạch.

3 - Nhựa thuốc lá

Thuốc lá chứa cả ngàn hóa chất. Gần một nửa có tự nhiên hoặc do phản ứng giữa các hóa chất với nhau khi điếu thuốc được đốt cháy. Một số khác được nhà sản xuất cho thêm để tăng hương vị. Khi cháy, các hóa chất này kết tụ với nhau và tạo ra nhựa thuốc (tar), một hợp chất dính như keo, mầu vàng sậm. Hít vào, nhựa thuốc kích thích cuống họng và phế nang. Các hóa chất có trong nhựa là acetone, ammonia, benzene, cyanide, formaldehyde, phenol, toluene, cadmium, arsenic, thủy ngân, chì...

Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ:

Nhiều nghiên cứu so sánh sức khoẻ giữa những người hút thuốc lá và không hút thuốc lá cho thấy có nhiều khác biệt. Những người nghiện thuốc lá thường uống rượu, cà phê và trà nhiều hơn, nhẹ cân hơn, huyết áp thấp hơn và tim đập nhanh hơn. Cứ 2 người hút thuốc lá sẽ có 1 người sẽ tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá và phân nửa trong số này sẽ chết trong tuổi trung niên, mất đi khoảng 22 năm tuổi thọ. Các nhà khoa học cũng nhận thấy có mối liên quan rõ rệt giữa nghiện thuốc lá và nhiều căn bệnh, trong đó nổi bật là bệnh tim mạch, ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Thuốc lá là nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

  • Hút thuốc lá đã được xác định là nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong số 100 người hút thuốc lá thì cĩ đến 80 đến 90 người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khả năng bị tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gia tăng gấp 30 lần ở những người hút thuốc lá nặng (> 25 điếu /ngày) so với những người không hút thuốc. Hút xì-gà, hút ống điếu và ngay cả những người đã ngưng hút thuốc lá cũng có vẫn có thể mắc bệnh và khả năng bị tử vong do bệnh cao hơn so với những người không hút thuốc. Các nhà khoa học nhận thấy ở những người hút thuốc lá bắt đầu xuất hiện hiện tượng viêm nhiễm ở các đường dẫn khí trong phổi. Nếu ngưng thuốc lá sớm, các thay đổi này sẽ hầu như biến mất. Nhưng nếu vẫn tiếp tục hút thuốc lá năm này qua năm khác sẽ để lại trên phổi những tổn thương không thể hồi phục. Đó là:

    • Các đường dẫn khí trong phổi bị hẹp lại do bị co thắt, đồng thời trong lòng phế quản bị sưng phù lên… và bám nhiều đàm nhớt, hậu quả dẫn đến luồng khí đi qua các phế quản rất khó khăn và bị tắc nghẽn lại.

    • Các phế nang bị mất tính đàn hồi, bị “chai” đi, không còn co giãn được nữa nên khí đi vào các phế nang thường bị kẹt lại, bị nhốt lại khó thoát ra ngoài dẫn đến hiện tượng ứ đọng khí trong phế nang và cũng làm cho luồng khí ra vào phổi bị nghẽn lại.

Sự tắc nghẽn luồng khí ở phổi sẽ tiến triển ngày càng nặng nề nếu người bệnh tiếp tục hút thuốc lá và làm cho chức năng hô hấp bị sụt giảm dần. Ở những người hút thuốc lá, sự sụt giảm này diễn ra nhanh hơn gấp 2 – 3 lần so với người bình thường, nghiện thuốc lá càng nặng thì sự sụt giảm chức năng hô hấp càng nhanh hơn. Giả định một người bắt đầu xuất hiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở tuổi 45 nếu vẫn tiếp tục nghiện thuốc lá nặng sẽ có khuynh hướng khó thở khi gắng sức ở tuổi 55. Ở tuổi 60, chức năng hô hấp của người bệnh chỉ còn khoảng 20% bình thường, người bệnh bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi hay gắng sức tối thiểu và có lẽ không vượt qua được tuổi 65. Khi đ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cai thuốc lá không làm chức năng hô hấp trở lại như ngày xưa nhưng có thể tác dụng như một phanh hm làm cho sự sụt giảm chức năng hô hâp chậm lại dần.

Biểu đồ dưới đây minh họa việc cai nghiện thuốc lá không bao giờ là quá muộn. Khi đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chức năng hô hấp của người bệnh sụt giảm nhanh chóng (đường biểu diễn màu đỏ) nhưng nếu ta cai thuốc lá ở tuổi 45, ngay lập tức chức năng hô hấp không đi xuống nhanh nữa mà diễn tiến thành đường ngang (đường chấm chấm). Thậm chí nếu cai thuốc lá muộn hơn, ở tuổi 65, cũng làm sự sụt giảm chức năng hô hấp chậm lại và người bệnh ít tử vong hơn.

Thuốc lá và các bệnh lý khác

Ngoài việc là nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thuốc lá còn gây ra nhiều căn bệnh đáng sợ khác như:

  1. Thiếu máu cơ tim: Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh thiếu máu cơ tim. Hút thuốc lá, cao huyết áp và mỡ trong máu cao rất thường dẫn đến bệnh thiếu máu cơ tim. Hút thuốc lá cng nhiều thì cng dễ mắc bệnh và những người hút thuốc lá dễ tử vong do bệnh thiếu máu cơ tim hơn những người không hút thuốc lá.

  2. Tai biến mạch máu não: Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân chủ yếu của tai biến mạch máu não. Nhiều nghiên cứu lớn cho thấy ở những người hút thuốc lá cng nhiều thì cng dễ bị tai biến mạch máu não hơn so với những người không hút.

  3. Cao huyết áp: Những người cao huyết áp có hút thuốc lá lại dễ bị cao huyết áp ác tính và dễ tử vong hơn những người cao huyết áp mà không hút thuốc lá.

  4. Ung thư: Thuốc lá cũng là nguyên nhân của 30% bệnh ung thư nói chung, trong đó gặp nhiều nhất là ung thư phổi, kế đến là ung thư các cơ quan khác.

  • Ung thư phổi: Những người hút thuốc lá 1 gói mỗi ngày sẽ dễ bị ung thư phổi gấp 10 lần so với người không hút thuốc lá; những người hút thuốc lá 2 gói/ngày thì dễ bị ung thư phổi gấp 25 lần.

  • Ung thư các cơ quan khác: Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ung thư thanh quản, hầu, họng, thực quản và bàng quang ở nam cũng như nữ giới. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng được xem là có liên quan với ung thư thận, bàng quang, dạ dày và cổ tử cung.

  1. Thai nghén: Người mẹ đang mang thai có hút thuốc lá sẽ dễ dẫn đến các tai biến sản khoa như nhau bong non, nhau tiền đạo, sanh non…Mẹ hút thuốc cũng làm thai nhi chậm phát triển, cân nặng lúc sanh giảm trung bình 200g so với mẹ không hút thuốc.

  2. Hút thuốc lá thụ động: Hút thuốc lá thụ động là tình trạng những người không hút thuốc nhưng bị tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá do người khác hút, thường gặp là những thành viên trong 1 gia đình có người hút thuốc lá. Trẻ có cha hoặc mẹ hút thuốc lá dễ bị mắc bệnh đường hô hấp và có triệu chứng đường hô hấp hơn so với những trẻ có cha mẹ không hút thuốc lá.

Tóm lại, khói thuốc lá vô cùng độc hại và là nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhiều căn bệnh đáng sợ khác, vì vậy ta nên cai thuốc lá. Tuy vậy cai thuốc lá không phải là việc dễ dàng và đòi hỏi nhiều quyết tâm và nỗ lực (Xem bài Làm thế nào để cai thuốc lá).

BS Tường Oanh

Hình ảnh: Image courtesy of  Nutdanai Apikhomboonwaroot at FreeDigitalPhotos.net